Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2015 – 2016, có khoảng 41 nhà máy chế biến đường tinh luyện hiện đang hoạt động, diện tích mía các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu là 257.546 ha, sản lượng ép là 15,76 triệu tấn mía cây, khi số lượng mía này được xử lý để làm đường tinh luyện sinh ra một lượng phế thải khổng lồ: 4,5 triệu tấn bã mía, 500.000 tấn mùn mía (sau khi đã lấy nước đường) và 500.000 tấn mật rỉ. Trước đây, 80% lượng bã mía này được dùng để đốt lò hơi trong các nhà máy sản xuất đường, sinh ra 50.000 tấn tro và 20% còn lại là 500.000 tấn bã được dùng làm ván ép, còn rỉ mật dùng để sản xuất cồn, mỳ chính hoặc dùng cho các công nghệ vi sinh khác như chế biến thành thức ăn chăn nuôi. Riêng tro và đặc biệt là bã bùn không sử dụng phải đổ ra các bãi đất trống gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bã bùn là sản phẩm cặn bã còn lại thải ra sau khi chế biến đường tinh luyện. Trong bã bùn có chứa một lượng dinh dưỡng cao như đạm, lân, lưu huỳnh và canxi, sử dụng làm nguồn phân hữu cơ rất tốt, là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, đặc biệt là cây mía.
Đứng trước tình hình đó, đã có thêm nhiều giải pháp được đặt ra nhằm sử dụng triệt để nguồn chất thải này, đơn cử như làm thức ăn chăn nuôi, với giải pháp này chỉ sử dụng với những loại bã mía sạch, chất lượng tốt, mặt khác vẫn chưa giải quyết được thành phần bã bùn (nguyên nhân chính gây hôi thối khi đổ ra ngoài môi trường). Một giải pháp được coi khả quan nhất xét cả về mặt kinh tế đó là làm phân hữu cơ.
Dưới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin gửi đến bà con cách ủ bã mía làm phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất
Ứng dụng cách ủ bã mía làm phân bón vi sinh mang lại hiệu quả cao
1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.
1.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu.
Để làm 1 tấn phân hữu cơ, bà con cần chuẩn bị theo bảng sau:
STT | Tên nguyên vật liệu | Khối lượng (kg) |
1 | Bã mía, bã bùn | 1300 |
2 | Phân NPK (5 – 10 – 3) | 2 – 3 |
3 | Phân supe lân | 2 |
4 | Chế phẩm EM 1 | 3 |
5 | Rỉ mật | 3 |
6 | Vôi bột | 10 |
1.2. Chuẩn bị dụng cụ.
– Bạt: Dùng để đậy lên đống phân ủ tránh nắng mưa và đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.
– Cân: Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.
– Cuốc, xẻng: Phối trộn và đảo trộn đống ủ.
– Thùng ô doa: Tưới chế phẩm và tưới nước để đảm bảo độ ẩm của đống ủ.
– Vị trí ủ: Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Làm nền ủ có độ dốc và hệ thống rãnh xung quanh. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động. Việc thu nước rất quan trọng khi ủ để dùng nước tưới lại đống ủ.
2. Cách tiến hành.
Bước 1: Bà con nghiền bã mía cho thật nhỏ.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Máy nghiền bã mía, xơ dừa 3A nghiền được tất cả các loại phụ phẩm nông nghiệp như xơ dừa khô, rơm rạ khô, cỏ khô, thân cây bắp, cành cây khô, bã mía, vv… thành bột để làm thức ăn cho gia súc.
• Xem các sáng chế máy nông nghiệp của vua sáng chế Nguyễn Hải Châu
Máy nghiền bã mía, xơ dừa
Ngoài ra, công ty phân phối nhiều dòng sản phẩm có nhiều tính năng: Máy băm nghiền ngô, vỏ dừa, rơm, bã mía 3A3Kw, Máy nghiền dăm bào, gỗ tạp, mùn cưa 3A7,5Kw,…
Vỏ dừa, bã mía đã được máy băm nghiền nhỏ
Bước 2: Trộn đều bã mía đã băm nhỏ, bã bùn với phân NPK, phân supe lân, vôi bột. Rồi dùng chang dàn mỏng hỗn hợp nguyên liệu đã trộn dày khoảng 20 – 30 cm.
Bước 3: Pha loãng chế phẩm EM1 theo công thức:
Chế phẩm EM1 | Rỉ mật | Nước sạch |
3 (lít) | 3 (kg) | 200 (lít) |
Lưu ý: Dùng cho ủ 1 tấn bã mía, bã bùn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú đang cung cấp chế phẩm EM1, rỉ mật trên toàn quốc.
Chế phẩm EM1
Rỉ mật đường
Chế phẩm EM1, rỉ mật chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy xenlulo, chất hữu cơ trong bã mía, bã bùn tạo thành phân hữu cơ.
Bước 4: Tưới đều chế phẩm EM1 đã pha loãng ở bước 3 lên lớp nguyên liệu được dàn mỏng ở bước 2. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,2 – 1,5m. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ.
Bước 5: Sau 3 – 4 ngày đầu tiên, bà con mở bạt ra không thấy mùi thối, tiếp tục kiểm tra nhiệt độ đống ủ. Lúc này, nhiệt độ khoảng 50 – 60oC là đạt (Lúc này, các loại vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế). Nếu đống ủ bị thối, chất lượng đống ủ thấp, bị nhiễm nấm bệnh, bà con phải phơi khô rồi đem ủ lại từ đầu.
Khi đảo trộn xong lần đầu tiên thì bà con đảo trộn 3 ngày/ lần. Sau 10 – 15 ngày là bà con có phân hữu cơ để sử dụng.
Lưu ý: Nhiệt độ đống phân ủ sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 10 ngày đầu sau ủ (nhiệt độ có thể đạt 60oC) và sau đó sẽ giảm dần xuống nhiệt độ môi trường.
Khi nhiệt độ tăng quá cao bà con mở bạt ra tưới thêm nước để giảm nhiệt độ đống ủ xuống. Vì nếu nhiệt độ cao sẽ làm mất dinh dưỡng (dinh dưỡng đạm), vi sinh vật chết nhiều, khả năng phân giải chậm hơn.
Chúc bà con thành công!
Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0945 796 556 – 0984 930 099
Email: thegioimaynongnghiepvn@gmail.com
Website: http://thegioimaynongnghiep.vn
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu