Chat Zalo
Chat Facebook
0961.725.213

Tiết lộ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua giúp bà con hái ra tiền

Cà chua là loại cây thực phẩm rất được ưa thích, chế biến được nhiều món ăn ngon và đặc biệt có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nắm bắt được điều đó, nhiều mô hình trồng cây cà chua đã được triển khai, tuy nhiên không phải mô hình nào cũng cho hiệu quả cao như mong muốn. Nguyên nhân chính là vì bà con chưa nắm rõ được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua.

Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua như thế nào là đúng khoa học và cho năng suất cao, câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Tiết lộ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua giúp bà con hái ra tiền

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua cho năng suất cao

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua – Cách chọn giống.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại giống cà chua, tuy nhiên để đem lại năng suất cao cũng như phù hợp với địa hình nước ta, bà con nên chọn các giống cà chua sau:

– Giống địa phương: Các loại giống như cà cùi, cà gió, cà bon bon. Đây phần lớn là các loại giống cà chua hữu hạn và canh tác không cần giàn.

– Giống cà chua Chery: Đây là giống cà chua quả bé, thịt dầy và có thể dùng để ăn tươi.

– Giống cà chua nhập nội: Có các loại giống như giống S901, Red Crown 250, giống VL 2100

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua – Kỹ thuật trồng

a. Thời vụ trồng.

Cà chua có thể được trồng quanh năm nhưng thông thường bà con nên tuân thủ trồng theo 3 vụ mùa chính để đạt được năng suất cao hơn.

– Vụ Xuân Hè: Tiến hành trồng vào tháng 1- 2 dương lịch và thu hoạch vào tháng 4 – 5 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Tiến hành trồng từ tháng 6 – 7 dương lịch và thu hoạch vào tháng 9 – 10 dương lịch.

– Vụ Đông Xuân: Trồng từ tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch tháng 1 – 2 dương lịch.

b. Cách gieo hạt và ươm cây chà chua con.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua – Cây giống

– Xác định diện tích cần gieo để chuẩn bị hạt giống. Lượng gieo hạt phù hợp là từ 1,5 – 2g/m2.

– Trước khi tiến hành gieo hạt bà con cần ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ 40 – 50 độ C, thời gian ngâm khoảng 3 tiếng. Sau khi ngâm cho hạt vào túi vải, bọc kín giấy và để ở chỗ kín. Khoảng 3 -4 ngày sau thì hạt sẽ ra rễ và bà con tiến hành đem ra vườn ươm giống.

– Khi hạt giống đã được gieo đều lên mặt đất, bà con rải một lớp tro mỏng bên trên và phủ thêm một lớp rơm trên cùng để bảo vệ cũng như giữ ẩm cho hạt. Khoảng 30 -40 ngày sau là cây đã đạt khoảng 5 – 6 lá, bà con có thể đem ra trồng.

c. Làm đất và lên luống.

Một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua chính là việc làm đất và lên luống. Bà con nên cày bừa ải đất trước khoảng 1 – 2 tuần. Đến khi tiến hành làm đât bà con cày bừa lại và lên luống để tiến hành trồng cây con.

– Một số yêu cầu trong việc làm đất.

+ Lên luống cà chua có chiều rộng từ 100 – 120 cm, chiều cao của luống khoảng 30 cm. Rãnh giữa các luống rộng từ 20 – 25 cm.

+ Bố trí các luống theo hướng Đông Tây

+ Nếu trồng cà chua vào vụ Đông Xuân nên lên luống cao hơn một chút.

Bà con nên sử dụng các loại máy xới đất trên thị trường để phục vụ cho việc làm đất. Có thể tham khảo các dòng máy được bán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú.

Máy xới đất đa năng 3A3Hp

Máy xới đất đa năng 3A3Hp

d. Bón phân và cách trồng.

– Hố trồng cà chua nên ở độ sâu 12 – 15 cm.

– Tiến hành bón phân chuồng đã hoai mục vào các hố.

Nên trồng cà chua vào buổi chiều trong ngày.

– Tùy vào độ phì nhiêu cũng đặc tính của từng cây giống mà ta có mật độ trồng cà chua, cụ thể như sau:

+ Cây cách cây khoảng 50 – 60 cm, hàng cách hàng 80 cm.

+ Khi trồng bà con nên cát bớt phần rễ cái để giúp cây nhanh bén rễ hơn.

+ Nên phân loại cây giống và trồng theo kiểu cây tro trồng với cây to, cây bé trồng với cây bé nhằm mục đích thuận tiện cho việc chăm sóc.

+ Trong quá trình trồng cần ấn nhẹ đất vào gốc cây, sau đó phủ đất lên bằng với đất xung quanh luống.

+ Sau khi trồng xong bà con cần tưới nước cho cà chua ngay.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua – Kỹ thuật chăm sóc

Để cây cà chua cho năng suất cao thì kỹ thuật chăm sóc đóng vai trò quyết định.

a. Tưới nước.

Bà con cần phải chú ý tưới nước cho cà chua thường xuyên trong 1 tuần đầu, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau này khi cây đã bén rễ thì chỉ cần 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

– Khi cây đã phát triển, cành lá nhiều hơn thì lượng nước tưới mỗi lần cũng cần được nâng lên.

– Đặc biệt cần chú ý vào thời gian cây cà chua ra hoa và bắt đầu kết quả thì cây rất cần nước, bà con cần phải cung cấp đầy đủ nước và giữ ẩm cho đất.

b. Tưới phân thúc cho cây.

Trong quá trình tưới nước bà con nên tiến hành bón thúc cho cây. Nên bón phân tập trung vào thười kỳ cây ra hoa, kết quả và sau mỗi lần thu hoạch. Tùy vào điều kiện thời tiết mà có chế độ bón phân hợp lý.

c. Kỹ thuật vun xới.

Trước khi cây bắt đầu ra hoa và kết quả bà con cần tiến hành vun xới cho cây. Trong khoảng thời gian 20 ngày từ sau khi trồng, bà con cần vun xới đất cho cây khoảng 2 lần. Lần 1 sau khi trồng khoảng từ 8 – 10 ngày, lần 2 cách sau đó khoảng 1 tuần.

d. Kỹ thuật làm giàn cho cây.

Sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất bà con nên kết hợp làm giàn luôn cho cây. Làm giàn theo kiểu hàng rào là cách làm đem lại hiệu quả nhất. Bà con cắm 1 cọn thẳng đứng xuống sát gốc (chiều dài của cọc thường từ 1,5 m và cắm xuống đất 20cm), chú ý không làm ảnh hưởng đến bộ phận gốc rễ của cây. Trong quá trình phát triển, cây vươn cao tới đâu thì bà con buộc thân cây vào mép cọc. Giàn cho cây cần buộc chặt theo cọc.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua - chăm sóc cà chua

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua – chăm sóc cà chua

e. Kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành.

Mục đích chính của việc bấm ngọn tỉa cành là nhằm tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả. Tùy vào đặc điểm của từng giống cà chua mà ta có cách bấm ngọn tỉa cành khác nhau. Bà con có thể làm theo 2 cách sau:

– Đối với các giống cà chua ngắn ngày thì nên tỉa cành và chỉ để lại một thân mẹ. Tức là mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm ở các nách là cần loại bỏ.

Công việc tỉa cành này bà con cần làm thường xuyên, thường thì 4 -5 ngày/lần. Sau khi thân chính của cây có đủ các chúm hoa quả như mong muốn ( thường từ 4 – 5 chùm) thì bà con có thể bấm ngọn.

– Cách thứ 2 thường được sử dụng đối với các giống cà chua nhiều ngày, trồng trên diện tích lớn, những nơi có đất đai màu mỡ, lượng mưa nhiều. Bà con giữ lại thêm một cành từ thân chính ở nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất(các chồi non khác cắt hết). Khi cây ra được khoảng 4 – 5 chùm quả thì tiến hành bấm ngọn.

Ngoài ra bà con cần làm thêm bước tỉa các loại lá già nhằm mục đích làm thoáng ruộng, giúp cây cà chua phát triển tốt hơn.

g. Kỹ thuật ngăn ngừa rụng hoa, quả.

Để ngăn ngừa quá trình rụng hoa và quả trên cây cà chua, bà con cần sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như 2,4 – D. Loại này bà con nên phun vào lúc hoa chưa thụ phấn cho đến khi quả gần thu hoạch. Lưu ý khi phun cần để cho hoa nở được hơn một nửa rồi mới phun.

h. Kỹ thuật để giống cho cây cà chua.

Nếu bà con có nhu cầu để giống cho cây cà chua thì nên chọn những cây to, khỏe, quả nhiều và chín sớm. Sau khi chọn được cây cần chú ý về quá trình cây ra hoa và kết quả. Nên loại bỏ quả ở chùm thứ nhất mà chỉ lấy ở chùm thứ 2 – 3 để làm giống.

Khi quả giống chín bà con cắt quả giống để vào chậu sành, sứ cho đến khoảng 5 – 6 ngày sau, lúc quả thối rữa sẽ đãi lấy hạt. Hạt giống cần phơi thoáng mát và cần đảo đều cho nhanh khô. Bảo quản hạt trong thùng kín, dưới đáy thùng nên để vôi sống để chống ẩm mốc.

Với những chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua, hi vọng bà con nông dân sẽ thực hiện đúng theo hướng dẫn để đem lại năng suất cao sau khi thu hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu gặp bất cứ lỗi kỹ thuật nào, và có biện pháp khắc phục bà con có thể bình luận bên dưới bài viết để những người làm sau có thể rút được kinh nghiệm.

Chúc bà con thành công!

Trả lời

Close Menu
×