Theo số liệu của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông Nghiệp, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 40 triệu tấn rơm rạ bị tiêu hủy, vứt bỏ. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả.
Nằm trong chuỗi sự kiện của “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2017, sáng ngày 2/6, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam phát động chiến dịch “Cánh đồng không đốt rơm rạ”.
Mục đích là nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ, đưa ra các giải pháp hữu ích trong việc tái chế, tái sử dụng rơm rạ đáp ứng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.
Theo điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hàng năm, thành phố Hà Nội phát sinh trên 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp với lượng đốt bỏ ngoài cánh đồng là hơn 30%. Khói bụi do rơm rạ có chứa các loại khí độc hại như muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như suy hô hấp, suy tim, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng phổi, về lâu dài có thể gây ra ung thư phổi. Không chỉ gây ô nhiễm không khí, đốt rơm, rạ còn làm mất chất dinh dưỡng của đất, đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và tầng mặt ruộng trở nên chai cứng giảm năng suất cây trồng, tiêu diệt các loại thiên địch có ích, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh dịch hại trên cây trồng. Theo nhận định của các nhà khoa học, sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất khoảng 6 triệu đồng.
Hình ảnh người dân đốt rơm rạ sau khi thu hoạch
Với lượng rơm rạ này, bà con có thể chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần dự trữ và xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông. Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giàu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần, có mùi vị thơm ngon hơn rơm rạ thô, tạo cảm giác thèm ăn cho trâu bò.
Dưới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin gửi đến bà con cách ủ rơm làm thức ăn chăn nuôi trâu bò, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh nơi sinh sống.
Phần 1. Chế biến rơm tươi
Hình ảnh: Người dân đang ủ rơm tươi
1. Ủ chua rơm tươi.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Dùng các nguyên liệu theo tỷ lệ ở bảng sau:
Tên nguyên liệu | Khối lượng (kg) |
Rơm tươi băm nhỏ | 100 |
Chế phẩm EM thứ cấp | 0,5 lít |
Rỉ mật đường | 5 |
Muối ăn | 0,5 |
Nước lã sạch | 70 -80 lít |
1.2. Cách tiến hành
Bước 1: Rơm tươi được nhặt sạch tạp chất và dùng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A để băm nhỏ.
Hình ảnh: Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A
* TÍNH NĂNG BĂM NHỎ (đối với các loại nguyên liệu như): Cỏ voi, cỏ dại, thân cây lạc, rau, bèo tây (lục bình), thân cây chuối non…và rất nhiều các loại nguyên liệu khác ra các sản phẩm có độ dài từ 1cm đến 5cm. Sản phẩm băm nhỏ của Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A2,2Kw được dùng làm thức ăn cho trâu, bò, lợn, gà, vịt, thỏ, cua, cá … ăn ngay trong ngày hoặc để ủ chua làm thức ăn dự trữ cho những thời điểm khan hiếm nguồn thức ăn tự nhiên.
* TÍNH NĂNG NGHIỀN NÁT NHUYỄN (đối với các loại nguyên liệu như): Cây chuối non, rau xanh, bèo tây (lục bình), cỏ voi, thân và củ sắn (khoai mỳ), dây khoai lang, v.v… thành dạng nát nhuyễn giúp vật nuôi dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Với tính năng này, bà con có thể dễ dàng chế biến các loại thức ăn dạng nhuyễn tùy theo điều kiện sẵn có tại địa phương hoặc tùy theo sở thích của từng loài vật nuôi.
* TÍNH NĂNG NGHIỀN BỘT KHÔ các loại nguyên liệu như: Hạt ngô, các loại hạt ngũ cốc, sắn củ (sắn lát) khô, các loại cá khô, lá cây khô …. từ dạng thô sang dạng tinh bột làm nguyên liệu để ủ men, ép cám viên, hoặc chế biến các dạng thức ăn khác cho vật nuôi.
Bước 2: Rải từng lớp rơm và tưới dung dịch rỉ mật đường- chế phẩm EM thứ cấp – muối ăn – nước lã sạch với tỷ lệ như trên. Sau đó trộn đều (ở từng lớp).
Hình ảnh: Chế phẩm EM Bokashi
2. Ủ rơm tươi với urê.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bà con chuẩn bị nguyên liệu theo bảng sau:
Rơm tươi | Urê |
100 kg | 4 kg |
2.2. Cách tiến hành
Bước 1: Dùng Máy nghiền bã mía xơ dừa rơm rạ băm nhỏ rơm tươi. Sau đó dàn mỏng ra nền xi măng, nền gạch hoặc bà con phải lót bạt ở dưới để tránh nhiễm bẩn vào nguyên liệu.
Hình ảnh: Máy nghiền rơm, bã mía, xơ dừa
– Máy nghiền bã mía, xơ dừa nghiền được tất cả các loại phụ phẩm nông nghiệp như xơ dừa khô, rơm rạ khô, cỏ khô, thân cây bắp, cành cây khô, bã mía, vv… thành bột để làm thức ăn cho gia súc.
Bước 2: Rải urê trực tiếp lên rơm theo từng lớp, cào trộn nhiều lần cho đều.
Bước 3: Cho nguyên liệu vào bao nilon nén chặt buộc kín tránh cho không khí vào bao hoặc cho vào hố ủ nén chặt nguyên liệu rồi phủ bạt che tránh nắng mưa ảnh hưởng chất lượng đống ủ.
Chú ý: Không tiến hành ủ rơm vào lúc trưa nắng, nhiệt độ cao vì độc tố 4-methyl-imidazol sẽ hình thành giữa đường glucose có trong rơm tươi với NH3 phân giải từ urê. Độc tố này có thể gây ngộ độc cho bò làm bò có triệu chứng như bị điên.
2.3. Cách sử dụng
Thường là sau 3 tuần ủ thì sử dụng cho gia súc ăn. Khi mở và đóng hố ủ cần nhanh tay. Nên bỏ lớp thức ăn trên cùng vì lớp này dễ nhiễm nấm mốc. Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con hay cho cả đàn tùy thuộc vào lượng thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần.
Mỗi ngày cũng chỉ lấy thức ăn ủ chua ra một lần, lấy lần lượt từ trên xuống dưới, với lượng đủ cho đàn gia súc. Sau mỗi lần lấy thức ăn ra cần che đậy ngay hố lại một cách cẩn thận để tránh mưa nắng. Khi đã mở hố ủ thì cần sử dụng liên tục thức ăn ủ chua cho đến hết.
Phần 2. Chế biến rơm khô
1. Ủ rơm khô với urê
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị.
Bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu trong bảng sau:
Tên nguyên liệu | Khối lượng |
Rơm khô băm nhỏ (ẩm độ 12 -14%) | 100 kg |
Urê | 4 kg |
Muối ăn | 0,5 kg |
Nước lã sạch | 90 – 100 lít |
– Vật liệu chứa rơm (hố ủ): Tận dụng các điều kiện có sẵn của gia đình như các góc tường, bể xây, ô chuồng trống không nuôi gia súc, thậm chí ủ trong bao phân đạm, bao tải xác rắn, túi ni lông loại lớn, … Song mọi loại hố ủ cần đảm bảo tính chắc chắn, sạch sẽ và không gồ ghề để nén thức ăn được chặt chẽ và dễ dàng.
– Vật liệu đệm lót, che phủ: Dùng các mảnh nilông, vải mưa rách, lá chuối, … ghép kín lại để đảm bảo thức ăn không nhiễm đất, cát bẩn và hạn chế thất thoát ure.
1.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Băm rơm thành từng khúc 5 – 10 cm bằng Máy băm nghiền bã mía, xơ dừa, rơm rạ
Bước 2: Hòa tan urê, muối vào nước theo tỷ lệ:
Urê | 4 kg |
Muối ăn | 0,5 kg |
Nước lã sạch | 90-100 lít |
Bước 3: Lần lượt rải rơm vào hố ủ theo từng lớp 20 cm, trên mỗi lớp, tưới đều bằng ô doa dung dịch urê- muối-nước đã khuấy hòa tan. Lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân (có đeo ủng) dậm nén cho chặt. Cứ làm lần lượt như vậy cho tới khi hết lượng rơm ủ
Bước 4: Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại. Nén cho chặt và kín hố ủ bằng gạch, ngói, củi khô,… để không khí, nước mưa, vi sinh vật,… ở ngoài không lọt vào và khí amoniac ở trong không bay ra được.
1.3. Cách sử dụng:
Rơm sau khi ủ được 14 ngày (mùa Hè) – 21 ngày (mùa Đông) bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn. Khi lấy rơm ủ cho gia súc ăn chỉ nên lấy ra ở một góc (không lật toàn bộ lớp đệm lót che phủ) lấy rơm xong lại lấp lớp đệm lót che phủ lên cho kín. Rơm ủ urê được trâu, bò ăn nhiều hơn 50-60% so với rơm không chế biến, mặt khác hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp 2 lần vì vậy, có thể cho gia súc ăn tự do tùy khả năng của chúng. Tuy nhiên, cũng chỉ nên lấy lượng vừa ăn theo nhu cầu từng bữa để tránh lãng phí. Mỗi con trâu, bò có thể ăn khoảng 10 kg rơm ủ urê mỗi ngày.
Mẹo nhỏ: Nên phơi rơm đã chế biến trong bóng mát 30-45 phút để bay bớt mùi urê trước khi cho ăn hoặc rắc lên trên một chút cỏ xanh để gia súc quen dần với mùi urê trong rơm ủ.
2. Ủ rơm khô với urê và vôi
2.1. Chuẩn bị vật liệu
Bà con cần chuẩn bị nguyên liệu theo bảng sau:
Tên nguyên liệu | Khối lượng |
Rơm khô (ẩm độ 12 -14%) | 100 kg |
Urê | 4 kg |
Vôi tôi | 2 – 3 kg |
Muối ăn | 0,5 kg |
Nước lã sạch | 70 – 80 lít |
2.2. Cách tiến hành
Bước 1: Băm rơm thành từng khúc 5 – 10 cm bằng Máy băm nghiền bã mía, xơ dừa, rơm rạ.
Bước 2: Hòa tan vôi, urê, muối vào nước theo tỷ lệ:
Vôi tôi | 2 – 3 kg |
Urê | 4 kg |
Muối ăn | 0,5 kg |
Nước lã sạch | 70 – 80 lít |
Bước 3: Lần lượt rải rơm vào hố ủ theo từng lớp 20 cm, trên mỗi lớp, tưới đều bằng ô doa dung dịch vôi – urê – muối – nước đã khuấy hòa tan. Lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân (có đeo ủng) dậm nén cho chặt. Cứ làm lần lượt như vậy cho tới khi hết lượng rơm ủ.
Bước 4: Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại. Chặn cho chặt và kín hố ủ bằng gạch, ngói, củi khô, …. để không khí, nước mưa, vi sinh vật, … ở ngoài không lọt vào và khí amoniac ở trong không bay ra được.
3. Ủ rơm khô với vôi
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bà con cần chuẩn bị nguyên liệu theo bảng sau:
Tên nguyên liệu | Khối lượng |
Rơm khô (ẩm độ 12-14%), đã băm nhỏ thành từng đoạn ngắn 6 -10 cm | 100 kg |
Nước vôi 1% (1kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hòa với 100 lít nước) | 600 lít |
3.2. Cách tiến hành
Bước 1: Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong bể chứa có nắp đậy kín trộn đều trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày trộn 2 – 3 lần.
Bước 2: Ngày thứ 4, vớt rơm lên giá phơi (Giá phơi kề cạnh bể chứa có thể bằng tre, thép đan hoặc xây cao hơn mặt đất 1-1,5m) và dội nước rửa sạch nước vôi.
Bước 3: Cho gia súc ăn ngay, còn thừa thì rửa sạch vôi, phơi khô cất dự trữ. Kiềm hóa rơm bằng nước vôi làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của rơm lên 7-8%.
3.3. Cách cho ăn
Mỗi ngày trâu, bò có thể ăn được khoảng 10 kg. Lúc đầu mùi hơi nồng nên trâu, bò chưa thích ăn thì nên cho ăn lẫn với rơm khô vẩy nước. Sau đó tăng dần lượng rơm tưới nước vôi.
Muốn giảm bớt mùi nồng của vôi để gia súc nhai lại thích ăn hơn thì trước khi cho gia súc ăn nên trộn rơm với rỉ mật và ure theo tỷ lệ:
Rơm | Rỉ mật | Urê |
3 kg | 0.5 kg | 0.1kg |
4. Ủ rơm khô với nước tro
Dùng nước tro đặc (tỷ lệ xút đạt 2%) để kiềm hóa rơm theo tỷ lệ cứ 2,0-2,5 lít nước tro tưới cho 1 kg rơm khô. Chất rơm khô đã băm thái nhỏ (5-6cm) vào hố hoặc bể ủ theo từng lớp 10-15cm. Dùng ô doa chứa dung dịch nước tro pha sẵn tưới đều cho từng lớp rơm cho rơm thấm đều nước tro. Sau mỗi lớp tưới lại phải dậm nén để tiết kiệm dung tích hố ủ và tránh bay hơi thất thoát kiềm. Sau ủ khoảng 2 – 3 tuần có thể cho trâu, bò ăn được.
5. Ủ rơm khô với vỏ dứa
Rơm khô sẽ hút các chất dinh dưỡng từ quá trình phân hủy của vỏ dứa làm tăng giá trị dinh dưỡng cho rơm , làm mềm rơm, gia súc dễ ăn và ngon miệng. Phương pháp này sử dụng hố ủ và các vật liệu đệm, lót như các phương pháp ủ rơm khô khác. Mỗi lớp rơm rải một lớp vỏ dứa rồi nén chặt (mỗi lớp rơm hoặc vỏ dứa thường dày 10-20 cm). Cứ như vậy cho đến khi hết lượng rơm cần ủ hoặc đầy hố ủ. Sau 10 ngày cho gia súc ăn được. Cho ăn lần lượt từng lớp từ trên xuống dưới cho đến khi hết rơm trong hố ủ. Khi mở ra và đậy hố ủ cần phải nhanh tay để tránh vi khuẩn và không khí xâm nhập làm thối rơm ủ
Mong muốn giúp đỡ bà con giải quyết vấn đề rơm rạ sau khi thu hoạch để cải thiện môi trường xung quanh.
Chúc bà con thành công!